Những điều tân sinh viên K65 cần biết cho kỳ nhập học 2020-2021 tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Thời gian diễn ra từ 9/10 đến 19/10 với rất nhiều hoạt động cho năm học mớai.

Các mốc thời gian cần nhớ

9÷10/10

Xác nhận nhập học tại ĐHBKHN - Hội trường C2

Tư vấn thi tuyển các chương trình đào tạo tài năng (từ 8h00 đến 17h00)

11/10

Kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào (Đối với sinh viên trúng tuyển vào các chương trình tiên tiến học bằng tiếng Anh và các chương trình hợp tác Quốc tế có mã ME-GU, IT-LTU, IT-VUW, EM-VUW, TROY-BA và TROY-IT)

14÷15/10

Nộp hồ sơ nhập học tại các Khoa viện (14÷16/10)

Dự tuyển vào các chương trình đào tạo tài năng

12÷18/10

Sinh hoạt công dân đầu khóa; Kiểm tra sức khỏe, kiểm tra bơi

15/10

Khai giảng năm học mới (6h45 tập trung tại Quảng trường C1)

19/10

Bắt đầu tuần học đầu tiên theo thời khóa biểu

1. Mã số sinh viên của thí sinh trúng tuyển

1.1. Thời gian công bố trúng tuyển của Trường ĐHBK Hà Nội là 00h ngày 05/10/2020 trên website http://kqtsmb.hust.edu.vn.

Công bố điểm trúng tuyển của 57 ngành/chương trình đào tạo trên http://www.hust.edu.vn và trên http://ts.hust.edu.vn

Công bố yêu cầu để các sinh viên trúng tuyển có thể dự thi tuyển CTĐT Tài năng và xét tuyển CTĐT CLC trên http://ts.hust.edu.vn.

1.2. Truy cập trang http://ts.hust.edu.vn  vào mục Thông tin của thí sinh trúng tuyển để biết thông tin.

1.3. Sinh viên nhập số CMND/CCCD để nhận các thông tin trúng tuyển bao gồm:

  • Ngành/chương trình đào tạo trúng tuyển của thí sinh
  • Mã số sinh viên (được dùng trong suốt quá trình học tập tại trường ĐHBK Hà Nội).

2. Chuẩn bị các giấy tờ xác nhận nhập học và nhập học

Lưu ý: Giấy báo nhập học thí sinh NHẬN TRỰC TIẾP tại ĐHBKHNtrong ngày nhập học 9÷10/10, sau khi hoàn thành thủ tục nhập học! 

2.1. Chuẩn bị 2 loại giấy tờ sau khi đến xác nhận nhập học

  • Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi TN THPT 2020 [Bản có mã vạch] (bản gốc, nên photocopy, công chứng để lưu lại khi cần) tại Hội trường C2 - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (từ 8h00 ÷ 12h00; 13h30 ÷ 17h00)
  • Phiếu kê khai thông tin sinh viên in ra từ hệ thống (Bản chỉ cần chữ ký của sinh viên và chữ ký cam đoan của gia đình)

2.2. Chuẩn bị các loại giấy tờ sau để nộp tại các Viện chuyên ngành

Từ ngày 14 ÷ 16/10/2020, sinh viên sẽ nộp hồ sơ nhập học tại Văn phòng các Viện chuyên ngành mình đã trúng tuyển (theo địa chỉ tại mặt sau của Giấy báo trúng tuyển). Chi tiết danh sách ngành và văn phòng các Khoa viện - XEM TẠI ĐÂY

  • 01 Phiếu kê khai thông tin sinh viên in ra từ hệ thống (có chữ ký của sinh viên, cam đoan của gia đình và xác nhận của chính quyền địa phương nơi gia đình sinh viên đang cư trú);
  • 01 Giấy khai sinh (bản sao công chứng);
  • 01 Học bạ THPT (bản chính, nên photocopy công chứng để lưu lại khi cần);
  • 01 Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng) hoặc GCN tốt nghiệp tạm thời (bản chính);
  • 01 Bản photocopy Chứng minh nhân dân (hoặc Căn cước công dân);
  • 02 Ảnh 3x4 (được chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp), cho vào một phong bì có điền thông tin cá nhân bên ngoài (Họ và tên, ngày sinh);
  • Hồ sơ và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, sinh hoạt Đoàn (nếu có);
  • Phiếu báo thay đổi nhân khẩu có xác nhận của Phường/Xã (nếu tạm trú trong quá trình học);
  • Giấy tờ chuyển nghĩa vụ quân sự đối với nam sinh viên;
  • Giấy tờ liên quan tới chế độ chính sách (để miễn, giảm học phí, hỗ trợ học tập…).

Ghi chú: Sinh viên nên ghi bổ sung thông tin trên bản photocopy CMND để tiện kiểm tra. Ví dụ:  

                       Ngành: EE1

 Mã số SV: 20201234

 Điện thoại: 0901234567

2.2. Khai báo thông tin nhập học trên hệ thống online

Sinh viên truy cập trang https://nhaphoc.hust.edu.vn để khai báo các thông tin cần thiết.

  • Thời gian đăng ký: hệ thống mở từ ngày 5/10/2020
  • Thời gian kết thúc đăng ký: muộn nhất đến 17h00 ngày 10/10/2020

Sau khi khai và lưu thông tin, sinh viên in 02 bản Phiếu kê khai thông tin sinh viên từ hệ thống, dán ảnh, sinh viên ký vào phần sinh viên, lấy xác nhận của phụ huynh vào phần phụ huynh xác nhận. Một bản mang theo khi đi xác nhận nhập học. Bản còn lại sau khi có Giấy báo trúng tuyển của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì xin xác nhận của chính quyền địa phương để nộp cho Viện chuyên ngành từ ngày 14 đến ngày 16/10/2020.

2.3. Một số giấy tờ khác cần chuẩn bị và sẽ nộp sau khi vào học

  • Hồ sơ và giấy chuyển sinh hoạt Đảng (nếu có) – nộp tại Văn phòng Đảng ủy Trường
  • Hồ sơ và giấy chuyển sinh hoạt Đoàn (nếu có) – nộp cho Chi đoàn sau đại hội chi đoàn
  • Giấy chuyển và đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với nam sinh viên - nộp theo lớp (sau khi có lớp trưởng) cho Khoa Giáo dục Quốc phòng

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú đối với sinh viên không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

Sinh viên không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội cần chuẩn bị các giấy tờ sauđể làm thủ tục đăng ký tạm trú tại nơi cư trú:

  • Bản photocopy giấy báo trúng tuyển đại học
  • Phiếu báo thay đổi nhân khẩu (theo mẫu HK02) có xác nhận của UBND Xã/ Phường
  • Bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước (mang theo bản chính để so sánh)
  • 02 ảnh 3x4 (chụp trên nền xanh, mặc áo sáng mầu có cổ).

4. Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thân thể

  • Sinh viên phải mua Bảo hiểm y tế bắt buộc. Tổng số 14 tháng (từ ngày 01/11/2020 đến hết 31/12/2021) với mức phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
  • Sinh viên đã có thẻ BHYT được cấp tại địa phương (theo diện hộ nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công, thân nhân sỹ quan quân đội, công an...) không phải mua BHYT tại Trường. Sinh viên phải nộp bản photocopy thẻ BHYT tại Phòng Công tác sinh viên (Phòng 103 nhà C1 - Bàn 3) từ ngày 19/10/2020 đến 30/10/2020 (trừ thứ 7 & Chủ nhật).
  • Sinh viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai liên quan tới BHYT.
  • Ngoài ra, sinh viên có thể mua Bảo hiểm thân thể (tự nguyện) với mức 200.000 đồng/04 năm (mua trực tiếp tại Trung tâm Y tế của Trường).

5. Đăng ký ở ký túc xá

Sinh viên có thể đăng ký trực tuyến tại địa chỉ: http://ktx.hust.edu.vn hoặc mang theo giấy báo nhập học đến đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Ký túc xá Bách Khoa sau khi nhập học.

Địa chỉ liên hệ: Phòng 101 nhà B9 Ký túc xá sinh viên Bách khoa

Điện thoại: 024.3869.2942.

Năm học 2020-2021, Nhà trường dành khoảng 1500 chỗ ở trong KTX cho sinh viên Khóa 65 (ưu tiên sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên thuộc hộ nghèo/ cận nghèo, sinh viên nữ và sinh viên ở các tỉnh xa).

Sinh viên cũng có thể đăng ký ở tại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân của Thành phố Hà Nội (thuộc Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Mức phí là 205.000đ/1 sinh viên/tháng; có tuyến xe buýt để đi đến cổng Parabol của Trường. Điện thoại liên hệ: 0983.275.276. Website: www.ktxphapvan.vn.

6. Đăng ký dự tuyển chương trình Đào tạo Tài năng

Các chương trình đào tạo tài năng được tổ chức đào tạo theo mô hình Cử nhân -Thạc sĩ khoa học với thời gian thiết kế tổng thể là 5,5 năm. Cấu trúc và nội dung chương trình học tập của Chương trình đào tạo tài năng không có sự khác biệt lớn so với chương trình đào tạo chuẩn cùng ngành đào tạo.

Chương trình đào tạo tài năng tuyển chọn những sinh viên có năng lực học tập xuất sắc, tổ chức theo quy mô lớp nhỏ, trang bị tốt cho giảng dạy và học tập, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên trình độ cao có tâm huyết và kinh nghiệm, được trải nghiệm các phương pháp học tập mới theo hướng phát huy năng lực sáng tạo, chú trọng phát triển các phẩm chất cần thiết đối với các chuyên gia kỹ thuật trình độ cao hoặc người quản lý giỏi trong tương lai. Sinh viên tài năng có các cơ hội cao hơn để tiếp cận các nguồn học bổng khuyến khích học tập, học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ sau tốt nghiệp.

Chi tiết Tuyển sinh các chương trình đào tạo tài năng K65

7. Tiếng Anh

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn tiếng Anh theo qui định và trong quá trình học sinh viên phải tăng dần trình độ tiếng Anh theo các năm.

Sinh viên năm thứ nhất (K65) sẽ được xếp học tiếng Anh cơ bản căn cứ vào kết quả thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020 (trừ sinh viên ngành FL1 và FL2). Khóa tiếng Anh cơ bản gồm 2 học phần là Tiếng Anh I và Tiếng Anh II.

Sinh viên có thể được miễn học Tiếng Anh I và Tiếng Anh II nếu có điểm thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo mức qui định. Sinh viên không dự thi môn Tiếng Anh trong kỳ thi TN THPT Quốc gia 2020 và không có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ phải học từ lớp Tiếng Anh I.

Riêng với các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế và chương trình tiên tiến (học bằng tiếng anh): dự kiến ngày 11/10/2020.

Sẽ có kiểm tra phân loại trình độ tiếng Anh sau khi nhập học, kế hoạch sẽ được thông báo chi tiết sau nhập học trên trang https://ctt-daotao.hust.edu.vn

8. Kiểm tra kỹ năng bơi

Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên cần hoàn thành 5 tín chỉ về Giáo dục thể chất, trong đó học phần Bơi là bắt buộc vì đây là một kỹ năng sinh tồn quan trọng.

Trong khoảng thời gian 14÷16/10/2020, Nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra trình độ bơi tại bể bơi của trường để phân loại trình độ sinh viên. Việc đăng ký tham gia kiểm tra kỹ năng bơi là không bắt buộc.

Các sinh viên đạt bài kiểm tra bơi sẽ được miễn học phần Bơi lội trong số 5 tín chỉ Giáo dục thể chất phải học.

Những sinh viên không biết bơi hoặc biết bơi nhưng không đăng ký kiểm tra thì bắt buộc phải học học phần Bơi lội trong các kỳ tiếp theo.

Thời gian kiểm tra bơi sẽ được thông báo trên trang https://ctt-daotao.hust.edu.vn sau khi đã nhập học và thông báo cũng sẽ được đưa vào mục Thư báo trong tài khoản trên Cổng thông tin của sinh viên.

Hỏi - Đáp về mục kiểm tra bơi, các em có thể tìm hoặc đăng tại: https://ts.hust.edu.vn/hoi-dap/danh-muc/thi-boi

9. Tuần sinh hoạt công dân đầu khóa

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên phải tham dự sinh hoạt công dân đầu khóa. Nhà trường sẽ phổ biến những thông tin quan trọng nhất về Quy chế đào tạo và các công việc khác liên quan tới sinh viên trong toàn bộ thời gian học tập tại ĐHBK Hà Nội:

  • Các mốc thời gian trong học kỳ: đăng ký học tập, đóng học phí, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, biểu đồ kế hoạch học tập...
  • Cách thức đánh giá điểm học tập. Các ngưỡng cảnh báo học tập và giới hạn học tập khi sinh viên có kết quả học tập không tốt. Ngưỡng buộc thôi học khi sinh viên có kết quả yếu, kém.
  • Cách thức xin nghỉ học ngắn hạn, dài hạn...
  • Hệ thống cố vấn học tập và hệ thống hỗ trợ sinh viên của Trường
  • Các thủ tục cấp giấy tờ hành chính cho sinh viên
  • Hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách, học bổng, học phí
  • Và các nội dung quan trọng khác.

Lưu ý:  Kết thúc học tập sinh hoạt công dân, Nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra đối với toàn bộ sinh viên. Các câu hỏi kiểm tra sẽ liên quan tới các vấn đề được phổ biến trong đợt học tập sinh hoạt công dân; do vậy sinh viên phải tham dự và ghi chép đầy đủ (có điểm danh).

Các sinh viên không đạt bài kiểm tra sẽ phải học lại và thi lại trước khi có thể bắt đầu học kỳ.

Lịch sinh hoạt công dân và lịch kiểm tra sẽ được thông báo trong giai đoạn nhập học (thông báo trên các kênh thông tin và trong tài khoản trên Cổng thông tin của sinh viên).

10. Hướng dẫn truy cập tài khoản Cổng thông tin dành cho sinh viên và phụ huynh

Trang web Cổng thông tin đào tạo được thiết kế dành cho công tác quản lý đào tạo và dành cho sinh viên trong toàn bộ quá trình học tập tại trường. Đồng thời các quý vị phụ huynh có thể nắm bắt kết quả học tập của sinh viên bằng cách truy cập Cổng thông tin này.

Lưu ý: Tài khoản trên Cổng thông tin của sinh viên và phụ huynh sẽ được mở từ ngày 15/10/2020.

Giao diện chính của Cổng thông tin đào tạo:

Địa chỉ truy cập: https://ctt-daotao.hust.edu.vn/

A- HƯỚNG DẪN DÀNH CHO SINH VIÊN

Để truy cập tài khoản sinh viên từ Cổng thông tin đào tạo: bấm vào mục “Dành cho Giảng viên/Sinh viên/Phụ huynh” và đăng nhập bằng tài khoản sau:

  • User name: là mã số sinh viên được Trường ĐHBK HN cấp (ví dụ: 20201234)
  • Password: là số chứng minh thư hoặc số thẻ căn cước (số đã đăng ký trên hệ thống thi TN THPT Quốc gia 2020).
  • Nhập mã xác thực đã hiển thị trên màn hình

Màn hình sau khi đăng nhập xong:

Tất cả các thông báo trong giai đoạn nhập học và sau này sẽ được đưa trực tiếp vào mục “Thư báo”. Sinh viên cần truy cập hàng ngày và đọc mục Thư báo để nắm được thông tin cần thiết. Ngoài ra còn có nhiều phần khác liên quan tới quá trình học tập sau này.

Sinh viên có thể thực hiện đổi mật khẩu để bảo mật tài khoản.

B- HƯỚNG DẪN DÀNH CHO PHỤ HUYNH

Quí vị phụ huynh có thể truy cập Cổng thông tin đào tạo để xem kết quả học tập của sinh viên (dạng tóm tắt) và một số thông tin liên quan. Đây là kênh thông tin quan trọng giúp gia đình có thể nắm bắt được tiến trình học tập của các em và kịp thời có hỗ trợ hoặc liên hệ với nhà trường.

Cách truy cập:

  1. Vào địa chỉ Cổng thông tin đào tạo (tương tự như trên):

        https://ctt-daotao.hust.edu.vn/

  1. Bấm vào mục “Dành cho Giảng viên/Sinh viên/Phụ huynh”
  2. Tích vào phần “Tôi là phụ huynh”
  3. Đăng nhập bằng tài khoản sau:
    • User name: là mã số sinh viên được Trường ĐHBK HN cấp (ví dụ: 20201234)
    • Password: là số chứng minh thư hoặc số thẻ căn cước của sinh viên (số đã đăng ký trên hệ thống thi TN THPT Quốc gia 2020).
    • Nhập mã xác thực đã hiển thị trên màn hình

 Màn hình sau khi đăng nhập xong:

Kết quả học tập của sinh viên thể hiện thông qua các mục sau đây (phần THÔNG TIN HỌC TẬP):

  1. Tổng kết học kỳ: thể hiện kết quả đang tính tới kỳ nào (ví dụ kỳ 20201: là học kỳ 1 của năm học 2020-2021, tương tự kỳ 20202 là học kỳ 2 năm học 2020-2021).
  2. Trung bình tích lũy: thể hiện điểm học tập trung bình từ khi vào học đến thời điểm đang xem kết quả. Điểm được tính theo thang cao nhất là 4 và được xếp loại học lực như sau:

  1. Số TC nợ đăng ký: thống kê tổng số tín chỉ sinh viên đã đăng ký học nhưng không đạt từ khi vào học. Nếu số tín chỉ không đạt nhiều sinh viên sẽ bị cảnh báo với các mức tương ứng (xem mục 6).
  2. Số TC tích lũy: thống kê tổng số tín chỉ sinh viên đã đạt từ khi vào học.
  3. Trình độ sinh viên: sinh viên được xác định thuộc trình độ năm thứ mấy của chương trình đào tạo căn cứ vào số tín chỉ tích lũy ở mục 4 trên đây (chứ không căn cứ theo số năm học trong trường).
  4. Mức cảnh báo: mức cảnh báo được hệ thống phần mềm tự thiết lập căn cứ theo kết quả học tập, số tín chỉ không đạt trong học kỳ và không đạt tích lũy (mục 3). Có 3 mức cảnh báo là Mức 1 (M1), Mức 2 (M2) và Mức 3 (M3). Sinh viên bị cảnh báo Mức 3 sẽ không được tiếp tục học tập tại trường. Mức cảnh báo M0 là bình thường.

Quí vị phụ huynh nên kiểm tra thông tin thường xuyên, đặc biệt vào các thời điểm cuối học kỳ sau khi sinh viên đã thi xong. Quí vị phụ huynh có thể liên hệ với nhà trường (Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên) để biết thêm chi tiết.

11. Hồ sơ miễn giảm học phí cho sinh viên diện chính sách

11.1. Đối tượng được miễn, giảm học phí

Việc miễn giảm học phí cho sinh viên được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Sinh viên thuộc một trong số 16 đối tượng dưới đây sẽ được miễn/ giảm học phí:

STT

ĐỐI TƯỢNG

MỨC MIỄN/GIẢM HỌC PHÍ (%)

  1.  

Anh hùng LLVT nhân dân; thương binh; bệnh binh; người hưởng chế độ chính sách như thương binh

100

  1.  

Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/08/1945

100

  1.  

Con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

100

  1.  

Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến

100

  1.  

Con của liệt sỹ

100

  1.  

Con của thương binh

100

  1.  

Con của bệnh binh

100

  1.  

Con của người hưởng chính sách như thương binh

100

  1.  

Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

100

  1.  

SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa

100

  1.  

Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn

100

  1.  

Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

100

  1.  

Sinh viên hệ cử tuyển

100

  1.  

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

100 

  1.  

Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

70

  1.  

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

50

 

11.2. Hồ sơ miễn, giảm học phí

Sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ miễn giảm học phí như sau:

  • Sinh viên thuộc các đối tượng 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 30/3/2016).
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi (theo mẫu của bộ LĐTB&XH). Có chứng nhận của Phòng LĐTB&XH quận (huyện, thị xã . . .).
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận liệt sỹ, thẻ thương binh, bệnh binh...; Quyết định được hưởng trợ cấp với người bị nhiễm chất độc hoá học của Bố, Mẹ.
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
  • Sinh viên thuộc đối tượng 10:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH ngày 30/3/2016).
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi, trình bày hoàn cảnh gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương).
    • Bản sao công chứng giấy chứng tử của Bố, Mẹ.
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
  • Sinh viên thuộc đối tượng 11 và 15:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH ngày 30/3/2016).
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi, trình bày hoàn cảnh gia đình, tên Bố, Mẹ nơi công tác và hộ khẩu thường trú của Bố, Mẹ (có xác nhận của chính quyền địa phương).
    • Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú của gia đình.
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
  • Sinh viên thuộc đối tượng 12:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH ngày 30/3/2016).
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi (có xác nhận của chính quyền địa phương).
    • Tờ khai thông tin của người khuyết tật có kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã (Mẫu số 01 – ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
    • Bản sao công chứng sổ hộ nghèo; hộ cận nghèo có xác nhận của chính quyền địa phương.
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
  • Sinh viên thuộc đối tượng 14:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH ngày 30/3/2016)
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi, trình bày hoàn cảnh gia đình (có chứng nhận của chính quyền địa phương).
    • Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (Kèm theo Thông tư liên tịch số 35 /2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/10/2014) - .
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.
    • Bản sao công chứng sổ hộ nghèo; hộ cận nghèo có xác nhận của chính quyền địa phương.
  • Sinh viên thuộc đối tượng 16:
    • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH ngày 30/3/2016).
    • Đơn xin hưởng chế độ ưu đãi, trình bày hoàn cảnh gia đình (có chứng nhận của bảo hiểm xã hội).
    • Bản sao công chứng Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động.
    • Bản sao công chứng giấy chứng nhận trợ cấp TNLĐ-BNN
    • Bản sao công chứng giấy khai sinh của sinh viên.

Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐ&XH và Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH sinh viên tải tại đường link:http://gg.gg/bieu_mau

Chú ýĐối tượng chính sách số 12 và 14 nộp hồ sơ chế độ chính sách theo từng học kỳ (mỗi học kỳ nộp 1 lần). Các đối tượng còn lại chỉ nộp hồ sơ chính sách duy nhất 1 lần trong quá trình học tập tại Trường. 

12. Thông báo về mức thu đầu khóa K65

I. Mức thu đầu khóa đối với mỗi sinh viên là 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng chẵn), bao gồm các khoản sau đây:

1. Bảo hiểm y tế bắt buộc 14 tháng, từ 01/11/2020 đến 31/12/2021: 658.000 đồng.

2. Phí khám sức khỏe đầu khóa: 150.000 đồng.

3. Học phí tạm thu (học kỳ 1): 5.192.000 đồng.

Sinh viên đăng nhập vào tài khoản của mình trên Cổng thông tin tại địa chỉ https://ctt-sis.hust.edu.vn. Hướng dẫn thanh toán chi tiết sinh viên xem tại địa chỉ: https://ctt-daotao.hust.edu.vn/Upload/DTDH/files/HD-ViettelPay.pdf.

Tóm tắt các bước thực hiện để thanh toán:

  1. Đăng nhập tài khoản sinh viên với tên tài khoản là mã số sinh viên, mật khẩu là số chứng minh thư.
  2. Chọn mục “Tài chính học vụ” > “Thông tin công nợ học phí” > bấm nút thanh toán học phí online.
  3. Hệ thống chuyển sang trang thông tin thanh toán, tích vào ô “Tôi đồng ý thanh toán với thông tin trên” > bấm OK
  4. Trang chuyển sang cổng thanh toán ViettelPay, chọn phương thức thanh toán trên cổng thanh toán của ViettelPay (có thể thanh toán bằng ví ViettelPay hoặc qua thẻ ATM nội địa)
  5. Sau khi thanh toán thành công, kiểm tra lại thông tin đã thanh toán tại mục “Thông tin công nợ học phí”.

 (Sinh viên đã có bảo hiểm y tế vẫn nộp đủ kinh phí đầu khóa, Nhà trường sẽ khấu trừ khoản phí này vào học phí của học kỳ 1).

II. Mức thu tự nguyện

Mức thu đối với mỗi sinh viên khóa 65 tự nguyện đăng ký dự tuyển vào chương trình Đào tạo tài năng hoặc đăng ký dự kiểm tra bơi đầu khóa (để được xét miễn học phần GDTC về bơi lội), cụ thể như sau:

1. Phí đăng ký dự tuyển vào chương trình Đào tạo tài năng: 160.000 đồng.

2. Phí đăng ký dự kiểm tra bơi: 80.000 đồng.

(Thu trực tiếp tại nơi đăng ký).

 

III. Mức thu đăng ký dự thi đánh giá trình độ tiếng Anh đầu vào

Áp dụng đối với sinh viên các chương trình tiến tiến với tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính, sinh viên các chương trình hợp tác quốc tế có mã chương trình ME-GU, IT-LTU, IT-VUW, EM-VUW, TROY-BA và TROY-IT: 210.000 đồng/sinh viên.  

Miễn thi đối với sinh viên có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế còn hiệu lực.

(Thu trực tiếp tại nơi đăng ký)

13. Liên hệ và thông tin hỗ trợ

Mọi thắc mắc về giấy tờ và thủ tục nhập học có thể liên hệ theo một trong các cách sau:

 Các số điện thoại liên hệ (trong giờ hành chính) và địa chỉ email:

  • Phòng Tuyển sinh: 0243.868.3407 hoặc 084.868.3408

      Email: tuyensinh@hust.edu.vn

  • Phòng Đào tạo: 0243.869.2008 hoặc 0243.868.2371

    Email: dtdh@hust.edu.vn

  • Phòng Công tác sinh viên: 0243.869.3108 hoặc 0243.869.2896

    Email: ctsv@hust.edu.vn

 Trang thông tin tuyển sinh:  http://ts.hust.edu.vn

  • Cung cấp mọi thông tin liên quan về tuyển sinh, hướng dẫn đăng ký hồ sơ nhập học online, thủ tục nhập học và các thông tin quan trọng, cần thiết khác cho tân sinh viên.

 Trang Cổng thông tin đào tạo: http://ctt-daotao.hust.edu.vn

  • Cung cấp các dịch vụ trực tuyến, hỗ trợ sinh viên đăng ký học tập, đăng ký tốt nghiệp, xem thời khóa biểu, theo dõi kết quả học tập (Mục Đào tạo Đại học).
  • Cung cấp các quy định và hướng dẫn về chế độ chính sách, học bổng, học phí, bảo hiểm, các hoạt động ngoại khóa, việc làm cho sinh viên (Mục Công tác Sinh viên).
  • Các bậc phụ huynh có thể theo dõi quá trình và kết quả học tập hàng kỳ của sinh viên bằng cách đăng nhập tại trang Cổng thông tin đào tạo.
  • Hướng dẫn truy cập Cổng thông tin đào tạo có trong Mục 11

 Các trang Fanpage Facebook: