Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: PH3

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

Viện Vật lý Kỹ thuật

  • Tốt nghiệp: Cử nhân
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

Vật lý Y khoa (Medical Physics) là ngành thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, áp dụng các kiến thức, quy luật và hiện tượng vật lý cũng như các giải pháp kỹ thuật, công nghệ vào sinh học và y tế với mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ngành Vật lý Y khoa tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan đến áp dụng Bức xạ Ion hóa trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư. Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý Y khoa sẽ có cơ hội trở thành một bộ phận của đội ngũ y khoa, làm việc trong môi trường Bệnh viện và các cơ sở liên quan đến Y tế và lĩnh vực khoa học sức khỏe.

Vật lý Y khoa (Medical Physics) chính thức được tổ chức ISCO (International Standard Classification of Occupation) công nhận đưa vào danh mục nghề nghiệp từ năm 2011. Các kỹ sư Vật lý Y khoa, thường gọi là Kỹ sư Y Vật lý (Medical Physicist) làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý chăm sóc sức khỏe, cung cấp dịch vụ, cũng như thực hiện các nghiên cứu và phát triển trong y tế; góp phần duy trì và cải thiện chất lượng, an toàn và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các hoạt động hướng tới bệnh nhân trong trường hợp yêu cầu có hành động và tham vấn của chuyên gia. Như vậy,  Vật lý Y khoa là cầu nối giữa Vật lý và Y tế, giữa bác sỹ và công nghệ; các kỹ sư Y Vật lý giữ vai trò quan trọng trong 3 lĩnh vực chính như:

Chẩn đoán hình ảnh (Diagnostic and Interventional Radiology)

  • Kiểm tra, đảm bảo chất lượng (QA/QC) các thiết bị ghi hình chẩn đoán như X-Quang, CT, IMR, siêu âm. Đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân và nhân viên y tế, kiểm soát liều bức xạ đối với các bệnh nhân, phụ nữ mang thai, liều thai nhi và đối với các kỹ thuật chụp can thiệp, chụp CT và các kỹ thuật chụp khác.

Xạ trị (Radiation Oncology)

  • Phối hợp cùng các bác sĩ, lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư. Kiểm tra,  đảm bảo chất lượng (QA/QC) đối với các máy gia tốc và các thiết bị xạ trị, thiết lập  các đặc tính chùm tia bức xạ chuẩn liều  bức xạ để điều trị bệnh ung thư. Đảm bảo tính  chính xác và an toàn của quá trình điều trị

học hạt nhân (Nuclear Medicine)

  • Kiểm tra chất lượng hình ảnh. Kiểm tra, đảm bảo chất lượng (QA/QC) các thiết bị ghi hình chẩn đoán y học hạt nhân như PET, SPECT, PET/CT, SPECT/CT, sử dụng dược chất phóng xạ. Chuẩn liều, đánh giá liều bệnh nhân.

Hình thức xét tuyển:

- Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng)

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

Chương trình đào tạo

Học phí - Học bổng

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Vật lý Y khoa có cơ hội nhận:

  • 100 triệu đồng học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
  • Sinh viên được hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể xin học bổng từ các quỹ học bổng quốc tế và cơ hội đi trao đổi và thực tập ở nước ngoài.

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện), kèm theo Chứng nhận chính thức của Viện để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Viện là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

  • Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, .v.v
  • Ngoài ra, trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu đối tác của Viện.

 

Cơ hội việc làm

Các vị trí làm việc tiêu biểu:

  • Làm tại bệnh viện, trung tâm y tế, các khoa Xạ trị ung bướu, Xạ hình chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, X-quang;
  • Các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ liên quan đến kỹ thuật X-quang, kỹ thuật xạ trị, y học hạt nhân;
  • Chuyên viên tham gia hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các linh kiện, máy móc đảm bảo hoạt động ổn định;
  • Cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực Vật lý Y khoa
  • Cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến Vật lý y khoa và lĩnh vực khoa học sức khỏe

Cam kết 100% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng.

Đơn vị quản lý

Viện Vật lý Kỹ thuật

Ngành đào tạo khác thuộc Viện Vật lý Kỹ thuật