Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: PH2

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh:

Khoa Vật lý Kỹ thuật

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ tích hợp - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

PH2 Kỹ thuật Hạt nhân

Kỹ thuật hạt nhân tập trung giải quyết các bài toán khoa học và ứng dụng các quá trình bức xạ hạt nhân trong hai lĩnh vực chính bao gồm: 1) Năng lượng hạt nhân (gồm các quá trình giải phóng, kiểm soát và khai thác năng lượng hạt nhân phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh quốc phòng) và 2) Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu, công nghiệp, y học và an ninh quốc gia. 

Chương trình đào tạo Kỹ thuật Hạt nhân tại Đại học Bách khoa Hà nội trang bị cho sinh viên các kỹ năng như: thiết kế hệ thống đo đạc bức xạ, tính toán thiết kế các hệ thiết bị ghi nhận đánh giá bức xạ; tính toán thiết kế quá trình chiếu xạ hạt nhân trong các hệ thống sử dụng bức xạ hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực công nghiệp như kỹ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu, chụp ảnh bức xạ (công nghiệp dầu khí, xây dựng, cơ khí, thực phẩm,.v.v), kỹ thuật đo đạc phân tích hạt nhân (phân tích hàm lượng, kiểm soát đánh giá tác động môi trường, .v.v), kỹ thuật thiết kế phân tích đánh giá hoạt động lò phản ứng hạt nhân nói riêng và các hệ thống hạt nhân nói chung. 

Các định hướng đào tạo chuyên sâu của chương trình Kỹ thuật Hạt nhân:

  • Kỹ thuật đánh giá không phá hủy
  • Kỹ thuật đo đạc và phân tích hạt nhân
  • Liều lượng và an toàn bức xạ
  • Năng lượng và an toàn hạt nhân

Hình thức xét tuyển:

- Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng)

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy

Đối tượng phù hợp:

  • Người yêu thích vật lý, trong đó có vật lý hạt nhân;
  • Người mong muốn được làm việc về điện-điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, lĩnh vực y tế,...

Chương trình đào tạo

Khối kiến thức đặc trưng

  • Cốt lõi ngành: các khối kiến thức cơ sở về lý thuyết hạt nhân, kỹ thuật điện tử, lập trình mô phỏng, thiết bị hạt nhân...
  • Tự chọn: năng lượng và ứng dụng (lò phản ứng, nhà máy điện hạt nhân, kỹ thuật NDT, vật lý môi trường); y học (giải phẫu, sinh học bức xạ, điện quang, xạ trị,...)

Thông tin chi tiết chương trình đào tạo: XEM TẠI ĐÂY

Cơ hội việc làm

Vị trí việc làm tương đối rộng theo nhiều lĩnh vực, ngoài ngành chính là Hạt nhân còn có các vị trí liên quan khác:
- Kỹ sư tại bộ phận đảm bảo chất lượng của các tập đoàn sản xuất công nghiệp;
- Kỹ sư tại các công ty ứng dụng bức xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, trung tâm thủy văn đồng vị;
- Kỹ sư thuộc phòng thăm dò, khai thác tài nguyên: mỏ-địa chất, dầu khí;
- Các cơ sở, công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Đơn vị quản lý

Khoa Vật lý Kỹ thuật

Ngành đào tạo khác thuộc Khoa Vật lý Kỹ thuật