Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: EM2

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh: 80

Viện Kinh tế và Quản lý

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 6 - 9 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

Quản lý công nghiệp tập trung vào việc quản lý các quy trình công nghiệp và dịch vụ. Nhà quản lý công nghiệp có thể nói là người chịu trách nhiệm cho sự tương tác các nhân tố chính trong mọi tổ chức: Con người, Vật liệu, Máy móc và Phương pháp, Thông tin và Môi trường (4M1I1E) sao cho hiệu lực và hiệu quả nhất. Chương trình đào tạo ngành Quản lý Công nghiệp với 02 định hướng chuyên ngành Quản lý sản xuất và Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực tiễn về để đảm quản lý vận hành tối ưu dòng hàng hoá, dịch vụ và dòng thông tin trong tổ chức sản xuất hay dịch vụ nói riêng và trong toàn chuỗi cung ứng nói chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho tổ chức và cho toàn chuỗi cung ứng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý công nghiệp đang tích cực tham gia vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, cắt giảm chi phí và đẩy nhanh thời gian phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất/dịch vụ thông qua tối ưu quy trình, quản lý vận hành sản xuất/dịch vụ, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý mua sắm, quản lý hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo có 02 định hướng chuyên sâu là Quản lý sản xuất và Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chương trình đào tạo chi tiết: XEM TẠI ĐÂY

Ngành quản lý công nghiệp của Viện kinh tế và quản lý có Chương trình giảng dạy bao gồm các khóa học thiết kế nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp thích nghi với môi trường thực tế theo 4 nội dung chính:

  • Sản xuất/Logistics : Phân tích, Thiết kế, Thực thi và Kiểm soát hoạt động Sản xuất/Logsitics và Quản lý chuỗi cung ứng;
  • Phân tích hệ thống: Nghiên cứu vận hành, Tối ưu;
  • Chất lượng/Thống kê: Quản lý chất lượng, Mô phỏng, đánh giá độ tin cậy quy trình, sản phẩm, và dịch vụ;
  • Kỹ thuật quản lý: Quản lý hệ thống, Phân tích dưới góc độ kỹ thuật/định lượng để quản lý hệ thống hiệu quả.

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ: 6 năm
  • Đào tạo Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 9 năm

Học phí - Học bổng

  • Học Phí: 22 - 28 Triệu Đồng/Năm

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Đại học, và của các Doanh nghiệp, sinh viên ngành Quản lý công nghiệp có cơ hội được nhận:

  • 01 suất học bổng dành cho sinh viên xuất sắc với trị giá 01 năm học phí (tương đương 40 tín chỉ học phí);
  • 01 suất học bổng hỗ trợ học tập với 01 năm học phí (tương đương 40 tín chỉ học phí)

Cơ hội việc làm

Sinh viên năm thứ 4 đi thực tập internship đã có nhiều doanh nghiệp đã nhận ngay vào làm. 100% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.

Vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát hoạt động sản xuất/dịch vụ
  • Cân bằng dây chuyền sản xuất, sử dụng hiệu quả nguồn lực và kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Tìm kiếm nhà cung cấp, quản lý mua sắm, vận chuyển, dự trữ, kho hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ
  • Phân tích và cải tiến quy trình sản xuất/dịch vụ
  • Tác nghiệp nghiệp vụ logistics, nghiệp vụ hải quan..và quản lý chuỗi cung ứng
  • Thiết kế, quản lý hệ thống sản xuất/dịch vụ

Đơn vị quản lý

Viện Kinh tế và Quản lý