Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Pháp

Mã xét tuyển: EE-EP

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh: 40

Trường Điện - Điện tử (SEEE)

  • Tốt nghiệp: Kỹ sư - Thạc sĩ
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 5,5 năm
  • Học phí: 40 - 45 triệu đồng/năm

Chương trình Việt Pháp là một dự án hợp tác về đào tạo giữa chính phủ Pháp và Việt nam với các chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI) từ 1999. Hai chương trình đào tạo Việt Pháp hiện nay tại Trường là Tin học công nghiệp và Cơ khí hàng không. Chương trình Việt Pháp được thiết kế theo thời gian 5 năm với yêu cầu nhất định về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp, cấp bằng Kỹ sư được CTI công nhận. Mức học phí của chương trình này chỉ bằng mức học phí đại học hệ chính quy đại trà đối với nhóm ngành công nghệ thông tin/cơ điện tử và điện tử-viễn thông.

Trình độ kỹ sư thuộc Chương trình Việt Pháp đã được CTI và cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu (ENAEE) công nhận tương đương với trình độ thạc sĩ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công nhận văn bằng Kỹ sư chất lượng cao PFIEV tương đương trình độ thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn (tiến sĩ). Kỹ sư chất lượng cao PFIEV chỉ cần học một chương trình tương đối ngắn (4-6 tháng) để được cấp bằng Thạc sĩ khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Do đó, người tốt nghiệp Chương trình Việt Pháp có những lợi thế đặc biệt về cơ hội việc làm và nghiên cứu sinh ở trong nước hoặc nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Khối kiến thức đặc trưng

Kỹ thuật lập trình, an ninh và quản trị mạng; Kỹ thuật điều khiển, thu thập xử lý thông tin và giám sát hệ thống; Kiến thức về cơ cấu chấp hành, mạng truyền thông công nghiệp, Robot công nghiệp; Kiến thức về dự báo, nhận dạng đối tượng.Với kiến thức được trang bị, người học có khả năng không chỉ giải quyết các bài toán thuần tuý trong công nghiệp mà còn có thể áp dụng vào các hệ thống thông minh khác nhau.

Đối tượng phù hợp

  • Người có đam mê học tập công nghệ thông tin định hướng ứng dụng trong các nhà máy, hệ thống thông minh và dây chuyền sản xuất công nghiệp;
  • Người có khả năng tổng quát hóa vấn đề, ham học hỏi về nhiều lĩnh vực;
  • Người có nhu cầu học chuyên sâu nâng cao hoặc đi làm tại các nước sử dụng tiếng Pháp

Thông tin Chương trình đào tạo chi tiết - XEM TẠI ĐÂY

 

Cơ hội việc làm

  • Kỹ sư điều khiển và giám sát hệ thống sản xuất tự động;
  • Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các dây chuyền sản xuất;
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ điều khiển robot công nghiệp;
  • Nghiên cứu và phát triển trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về IoT, trí tuệ nhân tạo, học máy...

Liên hệ

Điện thoại: 090 446 6684

Email: huong.nguyenthanh3@hust.edu.vn

Địa chỉ: Phòng E605, Toà nhà C7, ĐHBK Hà Nội

Đơn vị quản lý

Trường Điện - Điện tử (SEEE)