Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh

Mã xét tuyển: FL1

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển:
Điểm chuẩn: 52.01
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Tổ hợp xét tuyển: D01 D01: Toán, Anh văn, Văn
Điểm chuẩn: 25

Chỉ tiêu tuyển sinh: 210

Viện Ngoại Ngữ

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ) - 6 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

Chương trình Tiếng Anh Khoa học – Kỹ thuật Công nghệ  (KHKT&CN) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực Ngôn ngữ Anh đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; Đào tạo người học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có năng lực nghiên cứu và khả năng sáng tạo, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có trách nhiệm nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng )
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Điều kiện đầu vào: 

Chi tiết điều kiện đầu vào, thí sinh xem tại Đề án tuyển sinh Đại học do ĐH Bách khoa Hà Nội ban hành theo từng năm học.

Chương trình đào tạo

Thông tin Chương trình đào tạo chi tiết - XEM TẠI ĐÂY

Học phí - Học bổng

Học bổng, hỗ trợ tài chính:

Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường, sinh viên ngành Tiếng Anh KHKT&CN có cơ hội được trao:

  • 03 suất học bổng cho sinh viên xuất sắc, tổng giá trị 15.000.000 đồng/năm

Cơ hội việc làm

94.3% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình 7-10 triệu đồng/tháng.

Vị trí việc làm phù hợp:

  • Đảm nhiệm các công việc tại các đại sứ quán, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ, các dự án, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài;
  • Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông và đại học;
  • Làm việc tại các tổ chức truyền thông, báo chí;
  • Làm công tác nghiên cứu tại các tổ chức ngôn ngữ và giáo dục;
  • Khởi nghiệp và tham gia các công ty khởi nghiệp công nghệ;
  • Tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ cũng như các linh vực khoa học xã hội - nhân văn khác.

Đơn vị quản lý

Viện Ngoại Ngữ

Ngành đào tạo khác thuộc Viện Ngoại Ngữ