Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: EV2

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn: 50.33
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn: 21.78

Chỉ tiêu tuyển sinh: 120

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

  • Tốt nghiệp: Cử nhân
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, thực phẩm không an toàn và các hiểm họa đối với sức khỏe đang hủy hoại cuộc sống của con người. Chính vì vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về quản lý tài nguyên và môi trường đang được coi là chìa khóa trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng và nhiệm vụ bao phủ 7 lĩnh vực: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.

Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường (EV2) là một ngành mới trong năm tuyển sinh 2021 của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường sẽ được trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng )
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Học tại Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường được trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành:

- Nền tảng kiến thức cơ bản bao gồm toán, khoa học cơ bản, và tin học môi trường để sau này có thể mô tả, tính toán và mô phỏng các quá trình và các giải pháp kỹ thuật quản lý tài nguyên và môi trường;

- Nền tảng kiến thức cơ sở bao gồm các quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường; các môn học liên quan đến khoa học môi trường như hóa học môi trường, độc học môi trường, đặc tính hoá tài nguyên, sinh thái học môi trường; các kiến thức mô hình hoá môi trường, quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và đánh giá rủi ro sinh thái;

- Nền tảng kiến thức chuyên ngành bao gồm các công cụ, nguyên tắc trong quản lý các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí, khoáng sản và sinh thái học; các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý môi trường bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; các kiến thức về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững;

- Các kiến thức bổ trợ phục vụ hình thành kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm… kết hợp với khả năng khai thác và sử dụng các phương pháp hiện đại để có thể tham gia đánh giá các quá trình trong hoạt động chuyên môn.

Thời gian đào tạo

  • Cử nhân: 4 năm;
  • Tích hợp Cử nhân-Kỹ sư: 5,5 năm;
  • Tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ: 5,5 năm

Thông tin chi tiết chương trình đào tạo - XEM TẠI ĐÂY

Liên hệ tư vấn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Phòng 312, nhà C10, ĐHBK Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Hà Nội

Tel: 02438681686

Email: inest@hust.edu.vn

Website: http://inest.hust.edu.vn

Học phí - Học bổng

Bên cạnh các nguồn học bổng của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường còn có cơ hội nhận các loại học bổng như sau:

Học bổng khuyến khích học tập:

  • Học bổng của các quỹ hỗ trợ sinh viên trong và ngoài nước có quan hệ hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường;
  • Học bổng của doanh nghiệp (PERSO, Toyota, Honda-Yes, Tân Khoa đồng hành);
  • Học bổng của các giáo sư (học bổng Thắp sáng ước mơ…);
  • Sinh viên có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học với các cán bộ Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường và được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập:

  • Học bổng học tập ngắn hạn tại Nhật Bản (1 – 6 tháng);
  • Sinh viên được hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể xin học bổng từ các quỹ học bổng quốc tế và cơ hội đi trao đổi và thực tập ở nước ngoài;
  • Ngoài ra, trong quá trình học, đặc biệt là trong năm cuối, sinh viên có cơ hội được nhận làm thực tập sinh, trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu đối tác của Viện.

Cơ hội việc làm

Các vị trí việc làm tiêu biểu

- Các cơ quan thuộc lĩnh vực liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường như: Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Tổng cục Cảnh sát môi trường, các khu bảo tồn sinh thái, các công ty tư vấn…

- Phụ trách bộ phận An toàn – Sức khoẻ – Môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất, ban quản lý khu công nghiệp....

- Các Viện/Trung tâm nghiên cứu, các tổ chức môi trường trong và ngoài nước…

- Giảng viên/nghiên cứu viên tại các trường đại học;

- Chuyên gia tư vấn môi trường.