Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: EE2

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh: 500

Trường Điện - Điện tử (see)

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ tích hợp - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28 triệu đồng/năm

Kỹ thuật điều khiển - Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); Thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa được trang bị kiến thức về: Lý thuyết mạch điện – điện tử; Kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh; Các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp; Kỹ thuật lập trình các chip vi điều khiển, vi xử lý; Các phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại; Lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp; Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện; Kỹ thuật điều khiển Robot; Kỹ thuật mạng nơron và trí tuệ nhân tạo (AI)…

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo chi tiết: XEM TẠI ĐÂY

Phụ trách tư vấn chuyên sâu về CTĐT:

  • EE2 – Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
  • Giám đốc CTĐT: PGS.TS. Vũ Hoàng Phương
  • Email: phuong.vuhoang@hust.edu.vn
  • Điện thoại: 0989 258854

Học phí - Học bổng

Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá có cơ hội nhận các loại học bổng:

  • Nhận học bổng hằng năm với tổng trị giá khoảng 500 triệu từ các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước ABB, Siemens, Mitsubishi, Fuji, Rockwwell Automation…
  • Được nhận kinh phí hỗ trợ khi thực tập tại các tập đoàn Foxconn, Coteccons, Samsung, EDH, EVN,
  • Học bổng trao đổi sinh viên tại nước ngoài theo các chương trình: Eramus, AUN/SEED-Net, ECORED, Nafosted…
  • Học bổng khi tham gia làm việc tại các trung tâm nghiên cứu của Viện Điện; 
  • Kinh phí hỗ trợ khi tham gia công tác trợ giảng;

Cơ hội việc làm

100% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình khởi điểm 12 triệu/tháng

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế, vận hành, phát triển sản phẩm tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Điện -Tự động hóa;
  • Kỹ sư vận hành tại các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời; các nhà máy sản xuất công nghiệp: dầu khí, hóa chất, xi măng, thép, giấy, chế biến thực phẩm; các nhà máy chế tạo thiết bị điện-tự động hóa; các cơ quan thuộc tổng cục, chi cục kiểm định thiết bị đo lường chất lượng thuộc các tỉnh và thành phố…
  • Khởi nghiệp, tự thành lập các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện – Tự động hóa;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu…

Đơn vị quản lý

Trường Điện - Điện tử (see)

Ngành đào tạo khác thuộc Trường Điện - Điện tử (see)