Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: ET-E9

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn: 69.07
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn: 27.21

Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

Trường Điện - Điện tử (SEEE)

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 40 - 45 triệu đồng/năm

Hiện nay, cùng với xu thế dịch chuyển sang nền kinh tế số, thị trường nhân lực Nhật Bản nói riêng và thế giới đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế lập trình hệ thống nhúng và IoT. Chương trình đào tạo Hệ thống nhúng thông minh và IoT được thiết kế để đáp ứng nhu cầu trên. Cử nhân/thạc sỹ sau khi tốt nghiệp sẽ được định hướng để làm việc tại Nhật Bản, thế giới hoặc các công ty nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng )
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Thông tin chi tiết chương trình - XEM TẠI ĐÂY

Fanpage: www.facebook.com/Embedded_iot-284548442469378/

Giám đốc chương trình: PGS. TS. Phạm Nguyễn Thanh Loan

Email: loan.phamnguyenthanh@hust.edu.vn

Điện thoại: 0983 205 761

Chương trình Hệ thống Nhúng Thông Minh và IoT (ET-E9) của Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên đào tạo cử nhân và kỹ sư trong lĩnh vực Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty trong nước và quốc tế, đặc biệt tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan, chương trình học bao gồm:

  • Các kiến thức về linh kiện điện tử bán dẫn, mạch điện tử và vi mạch bán dẫn
  • Cấu trúc máy tính nhúng: máy tính trong điện thoại, ô tô, thiết bị điện tử gia dụng, thẻ ngân hàng
  • Lập trình máy tính nhúng: ngôn ngữ lập trình C, hệ điều hành trên máy tính nhúng, điều khiển cảm biến, động cơ
  • Kết nối IoT: Kết nối 4G, 5G, Bluetooth, WIFI
  • Lập trình truyền dữ liệu từ máy tính nhúng lên máy chủ: Lập trình Java
  • Lập trình ứng dụng học máy và trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu: Lập trình Python

Chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Việt và sinh viên được học ngoại ngữ là tiếng Nhật. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Kỹ sư chip bán dẫn và mạch điện tử: thiết kế, chế tạo, đo kiểm chip bán dẫn, mạch điện tử, máy tính nhúng tại Qorvo, Toshiba, Infineon, Dolphin, Intel, Samsung, CoAsia Semi, Marvell, FPT Semi, FPT Software, Viettel, VNPT Technology, Bosch và nhiều công ty khác
  • Kỹ sư kỹ thuật máy tính: Phát triển và lập trình các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm máy tính, máy chủ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu tại FPT Software, VNG, Samsung, Viettel, Ngân hàng và nhiều công ty khác
  • Kỹ sư trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu: Sử dụng các mô hình máy học, AI trong giải quyết các bài toán CNTT, xử lý dữ liệu tại VNPT Media, VNPT IT, Viettel, Ngân hàng và nhiều công ty khác

Học phí - Học bổng

  • Học bổng trao đổi sinh viên tại các trường đại học của Nhật bản.
  • Học bổng thực tập tại các công ty Nhật bản

Cơ hội việc làm

  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển phần cứng, hệ thống nhúng, các hệ thống IoT
  • Kỹ sư vận hành hệ thống điện tử, hệ thống điện tử công nghiệp.
  • Chuyên gia tư vấn giải pháp, bán hàng các sản phẩm điện tử và viễn thông.

Đơn vị quản lý

Trường Điện - Điện tử (SEEE)