Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: IT2

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn: 82.08
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn: 28.48

Chỉ tiêu tuyển sinh: 200

Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ tích hợp
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 năm
  • Học phí: 22 - 28

Công nghệ thông tin - Kỹ thuật máy tính (các lĩnh vực: Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu; An toàn thông tin; Máy tính và Hệ thống nhúng):

Là ngành học quan trọng, độc đáo, và duy nhất trong lĩnh vực CNTT tại ĐHBK HN cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn cả về phần cứng, phần mềm và các kỹ thuật thiết kế và tích hợp tối ưu giữa phần cứng và phần mềm. Với các kiến thức được học, người học có khả năng trở thành chuyên gia về mạng máy tính, an toàn bảo mật hệ thống, cũng như chuyên gia thiết kế, chế tạo các hệ thống thiết bị thông minh, như: smart phone, các hệ thống IoT thông minh, các thiết bị “smart home”, và các giải pháp “smart city”…

Ngành đào tạo

Đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kỹ thuật máy tính. Người học được đào tạo kiến thức cơ bản về toán, kỹ thuật điện tử, giải thuật, cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, kết hợp với kiến thức chuyên ngành về hệ thống máy tính, truyền thông dữ liệu, hệ thống nhúng, IoT, và an toàn an ninh thông tin.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có kỹ năng phát triển toàn diện một giải pháp hoàn chỉnh cả phần cứng và phần mềm, đặc biệt chú trọng đến khả năng tích hợp tối ưu giữa phần cứng và phần mềm trong một hệ thống.

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Hình thức xét tuyển

  • Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng )
  • Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Học phí - Học bổng

Học bổng và hỗ trợ tài chính

Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Máy tính có kết quả học tập tốt nhưng khó khăn về tài chính có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…

Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường) với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Trường để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Trường là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.

Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập

Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg (OTH, Đức), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Aizu (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản)…

Ngoài ra, trong quá trình học sinh Trường được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Trường.

Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Trường tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.

Cơ hội việc làm

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Lập trình viên phát triển phần mềm cho các hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống có kết nối mạng.
  • Kỹ sư hệ thống mạng máy tính, hệ thống IoT.
  • Kỹ sư an toàn an ninh cho mạng truyền thông số liệu.
  • Kỹ sư thiết kế và xây dựng phần mềm cho hệ thống nhúng, đặc biệt là các hệ thống tiên tiến như ô-tô tự lái, robot thông minh, nhà thông minh…
  • Kỹ sư phát triển hệ thống tích hợp phần cứng và phần mềm, làm chủ công nghệ lõi trong các lĩnh vực IoT, và chế tạo hệ nhúng, thiết bị thông minh (smart home, smart city).
  • 100% sinh viên có việc làm, đặc biệt các việc liên quan đến thiết kế chế tạo tại các tập đoàn lớn như: Samsung, VNPT, Vingroup (sản xuất điện thoại), BKAV… với mức lương khởi điểm trung bình: 15-20 triệu/tháng.

SINH VIÊN TIÊU BIỂU

Lữ Thành Long

Chủ tịch MISA

Nguyễn Tử Quảng

 Founder và CEO của BKAV

Hoàng Việt Anh

Phó TGĐ Tập đoàn FPT

Đơn vị quản lý

Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông