Tổng quan

Mã chuyên ngành: 8510601

Hình thức tuyển sinh: xét tuyển

Ngành đào tạo: Quản lý công nghiệp

Thời gian : 2 năm hoặc 5,5 năm (Tích hợp)

Học phí: ~ 25 trđ/năm học

Viện Kinh tế và Quản lý

Qua 3 bước

Điền thông tin theo Form trực tuyến để đăng ký Thạc sĩ qua 3 bước: Điền Form -Xác nhận Email - In phiếu

Cần lựa chọn

Hãy để lại thông tin để tuyển sinh ĐHBKHN giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn chương trình Thạc sĩ phù hợp.

Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra

Tên chương trình: Quản lý Kỹ thuật – Hệ thống điện

Nơi đào tạo: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Quản lý công nghiệp, hệ chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình sau đại học Quản lý kỹ thuật – công nghệ

Hệ thống điện ngành Quản lý công nghiệp trang bị cho người tốt nghiệp:

- Có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, có khả năng nắm bắt xu hướng phát triển, công nghệ mới trong lĩnh vực hệ thống điện và quản lý năng lượng điện. Có thể sử dụng các công cụ hiện đại để có thể độc lập tiếp cận và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực công nghệ hệ thống điện và quản lý năng lượng điện.

- Có kiến thức và kỹ năng kinh tế, xã hội cần thiết và giao tiếp để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế. Sử dụng được kiến thức về kinh tế quản lý trong tổ chức vận hành các dự án đầu tư. Có khả năng làm việc theo nhóm với các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau;

- Có kỹ năng quản lý để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao các yêu cầu về quản lý công nghệ trong lĩnh vực hệ thống điện mà thực tế đặt ra.

- Có khả năng chuyên môn hóa cao và phương pháp làm việc khoa học để giải quyết các vấn đề về quản lý công nghệ trong lĩnh vực hệ thống điện quốc gia.

2. Hình thức tuyển sinh:

Thi tuyển đầu vào bao gồm các môn:

- 2 Môn cơ sở ngành: Kinh tế và quản lý đại cương; Toán

- Môn ngoại ngữ (có thể được miễn khi có các chứng chỉ quốc tế - có phụ lục kèm theo)

3. Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

4. Người học tiềm năng:

Cán bộ kỹ thuật/quản lý ở doanh nghiệp cần nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật những kiến thức mới về công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cần có kiến thức về quản lý, pháp luật, phát triển dự án, ...

  • Đối tượng A: Cán bộ tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật điện
  • Đối tượng B: Cán bộ tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa hoặc kỹ thuật năng lượng
  • Đối tượng C: Cán bộ tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hoặc các ngành kỹ thuật khác

Đối tượng tuyển sinh & văn bằng

Thi tuyển đầu vào bao gồm các môn:

  • 2 Môn cơ sở ngành: Kinh tế và quản lý đại cương; Toán
  • Môn ngoại ngữ (có thể được miễn khi có các chứng chỉ quốc tế - có phụ lục kèm theo)

Thang điểm & nội dung chương trình

Học phần bổ sung

Tùy trường hợp cụ thể đối với từng ứng viên và theo quy định bởi Viện đào tạo