Tổng quan

Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

Mã xét tuyển: ED3

Xét tuyển tài năng:
Xét tuyển bằng Giải thưởng HSG QG-QT/Chứng chỉ Quốc tế/HSNL
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi ĐGTD:
Tổ hợp xét tuyển: K00 K00: Bài thi đánh giá tư duy
Điểm chuẩn:
Xét tuyển theo KQ Kỳ thi TN THPT:
Điểm chuẩn:

Chỉ tiêu tuyển sinh: 60

Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Thạc sĩ - Tiến sĩ (NCS)
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4-8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5,5 - 8,5 năm
  • Học phí: 22 - 28

Ngành Quản lý giáo dục là ngành không thể thiếu trong bối cảnh giáo dục hiện đại, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao có nền tảng kiến thức vững vàng về khoa học và quản lý giáo dục, kết hợp với kỹ năng số, phương thức quản lý, đo lường và đánh giá chất lượng hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu quốc tế hóa, nâng cao chất lượng giáo dục trong kỷ nguyên số.

- Hình thức xét tuyển:

+ Xét tuyển thẳng (Xét tuyển tài năng)

+ Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

+ Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Chương trình đào tạo

Thông tin chi tiết về Chương trình đào tạo tại đây: CT QLGD

Học phí - Học bổng

Ngoài các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Đại học Bách khoa Hà Nội, sinh viên theo học ngành Quản lý giáo dục có cơ hội nhận các suất học bổng của các cơ sở giáo dục và các đơn vị đối tác.

Cơ hội việc làm

Ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý giáo dục có mức thu nhập khởi điểm phổ biến từ 7-15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp và quy mô của đơn vị sử dụng lao động.

Vị trí việc làm tiêu biểu:

1. Chuyên viên đảm nhận vai trò quản lý hành chính giáo dục, làm việc tại cơ quan quản lý giáo dục, như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện...;

2. Chuyên viên phụ trách các công tác thuộc lĩnh vực văn hóa, giáo dục được làm việc trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, giáo dục trong cộng đồng;

3. Chuyên viên tại các trung tâm, các viện nghiên cứu giáo dục;

4. Nghiên cứu viên tại các trung tâm, các viện nghiên cứu giáo dục;

5. Chuyên viên các bộ phận hành chính, tài chính, quản trị cơ sở vật chất, tuyển sinh, truyền thông, chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục từ cơ sở mầm non đến các trường đại học, cao đẳng;

6. Chuyên viên khảo thí, kiểm định chất lượng, thanh tra giáo dục, quản lý nhân sự tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập, các tổ chức giáo dục quốc tế;

7. Chuyên viên phát triển chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá trong giáo dục;

8. Chuyên viên xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng và các dữ liệu khác phục vụ cho nghiên cứu và quản lý đảm bảo chất lượng;

9. Chuyên viên xây dựng cơ sở dữ liệu về xếp hạng, so chuẩn đối sánh và gắn sao đại học, đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục;

10. Chuyên viên triển khai các chương trình, dự án xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển giáo dục, chính sách phát triển giáo dục tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp, tại các cơ sở giáo dục – đào tạo;

11. Khởi nghiệp nhằm cung ứng các dịch vụ giáo dục;

12. Học tiếp lên bậc học thạc sĩ Quản lý giáo dục để trở thành giảng viên thuộc chuyên ngành quản lý giáo dục làm việc tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Đơn vị quản lý

Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục

Ngành đào tạo khác thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ giáo dục