Tổng quan
Mã chuyên ngành: 8480101
Tốt nghiệp: Thạc sĩ
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hoặc Thi tuyển (Toán cao cấp, Tiếng Anh và Cơ học chất lỏng)
Ngành đào tạo: Khoa học máy tính (Computer Science)
Thời gian : 5,5 năm
Học phí: ~ 25 trđ/năm học
Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông
Qua 3 bước
Điền thông tin theo Form trực tuyến để đăng ký Thạc sĩ qua 3 bước: Điền Form -Xác nhận Email - In phiếu
Cần lựa chọn
Hãy để lại thông tin để tuyển sinh ĐHBKHN giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn chương trình Thạc sĩ phù hợp.
Mục tiêu đào tạo & chuẩn đầu ra
Tên chương trình: CTĐT tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ khoa học Khoa học máy tính (Computer Science)
Trình độ đào tạo: Sau đại học
Ngành đào tạo: Khoa học máy tính (Computer Science)
Chương trình đào tạo: Khoa học máy tính (Computer Science).
Mã số: 8480101
Thời gian đào tạo: 4 năm + 1,5 năm
Loại hình đào tạo: Chính quy – Hệ tín chỉ
Bằng tốt nghiệp: Thạc sỹ khoa học
1. Mục tiêu chung
● Đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng tạo ra tri thức, sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội và đất nước.
● Đào tạo thạc sỹ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Khoa học máy tinh; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.
2. Mục tiêu cụ thể - Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục
2.1. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Khoa học máy tính (KHMT) là trang bị cho người tốt nghiệp:
● Có kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có khả năng làm việc độc lập và có thể thích ứng tốt với các công việc khác nhau thuộc lĩnh vực chuyên môn rộng của ngành Khoa học máy tính.
● Có kỹ năng nghề nghiệp và cá nhân, tính chuyên nghiệp, kỹ năng về quản lý, kiến thức về xã hội cũng như các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau phù hợp với các khía cạnh khác nhau của xã hội.
● Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả để có thể làm việc được trong môi trường đa ngành và môi trường quốc tế.
● Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để thiết kế phát triển sản phẩm, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn trong ngành Khoa học máy tính.
2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục:
Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ Khoa học máy tính của Trường ĐHBK Hà Nội phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình CNKT cùng với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ theo chương trình đào tạo Khoa học máy tính (KHMT).
1. Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Khoa học máy tính, kiến thức nâng cao và chuyên sâu theo chuyên ngành. Có khả năng nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm phần mềm:
1.1 Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán kỹ thuật,
1.2 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, an toàn an ninh thông tin, trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án CNTT… trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
1.3 Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận các định hướng ứng dụng về TTNT, HTTT, CNPM, Khoa học tính toán trong xây dựng và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.
1.4 Nắm vững và có khả năng phân tích tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về ngành KHMT trong nghiên cứu hàn lâm hay nghiên cứu phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp thông minh và tiềm năng sử dụng Công nghệ thông tin.
2. Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:
2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế - xã hội, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin.
2.2 Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức
2.3 Có tư duy hệ thống và tư duy phê bình
2.4 Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc
2.5 Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời
3. Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:
3.1 Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm (đa ngành)
3.2 Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
3.3 Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ B1.
4. Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất và đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:
4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa
4.2 Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin
4.3 Tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học
4.4 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin
4.5 Có khả năng đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin
Đối tượng tuyển sinh & văn bằng
Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức tuyển thẳng.
Thang điểm & nội dung chương trình
Khung chương trình đào tạo chi tiết - XEM TẠI ĐÂY
Học phần bổ sung
Học phần bổ sung tùy theo từng trường hợp cụ thể và do Viện đào tạo quy định.