Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) thông báo tuyển sinh đại học văn bằng hai chính quy cấp bằng kỹ sư và cử nhân, học ngoài giờ hành chính tại trường năm 2018

THÔNG BÁO
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VĂN BẰNG HAI CHÍNH QUY NĂM 2018
(Các lớp học ngoài giờ hành chính)

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) thông báo tuyển sinh đại học văn bằng hai chính quy cấp bằng kỹ sư và cử nhân, học ngoài giờ hành chính tại trường năm 2018 như sau:

  1. NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
STT Viện chuyên ngành Ngành đào tạo Định hướng chuyên ngành Chỉ tiêu Bằng chính quy được cấp Thời gian đào tạo
1 Viện Kinh tế và Quản lý Quản trị kinh doanh   30 Cử nhân 4 học kỳ
Quản lý công nghiệp 30
2 Viện Ngoại ngữ Ngôn ngữ Anh Tiếng Anh KHKT và  Công nghệ 60
3 Viện Điện Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Tự động hoá công nghiệp 80  
 
Kỹ sư
 
 
 
4 học kỳ

Kỹ thuật điện Hệ thống điện 30
4 Viện CNTT và Truyền thông Công nghệ thông tin   100
5 Viện Cơ khí động lực Kỹ thuật Ô tô Ô tô và xe chuyên dụng 30
6 Viện khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh Kỹ thuật nhiệt Kỹ thuật năng lượng 30
Máy và thiết bị nhiệt – lạnh 30
7 Viện Điện tử - Viễn thông Kỹ thuật Y sinh Kỹ thuật Y sinh 30
Kỹ thuật  điện tử - viễn thông   30
8 Viện Cơ khí Kỹ thuật Cơ khí Công nghệ chế tạo máy 30

(Các ngành/chuyên ngành đào tạo khác xem thêm trên website: dtlt.hust.edu.vn)

  1. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ MÔN HỌC BỔ TÚC KIẾN THỨC
    1. 1. Văn bằng hai khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Kinh tế
  1. Đối tượng tuyển thẳng: Những người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy của các ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Kinh tế của ĐHBK Hà Nội. Riêng những người có bằng Cử nhân công nghệ phải dự thi đầu vào.
  2. Thi tuyển sinh đầu vào: Những người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác phải thi tuyển sinh đầu vào. Danh sách các môn thi đầu vào được quy định cho từng nhóm ngành đào tạo như sau:
BTI Nhóm ngành đào tạo Môn thi đầu vào
1 Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ Toán cao cấp
Tin học đại cương
2 Nhóm ngành Kinh tế - Quản lý Toán cao cấp
Xác suất thống kê
  1. Đối tượng phải học bổ túc kiến thức: Những người tốt nghiệp đại học chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác thuộc khối ngành khoa học Xã hội, Kinh tế và Quản lý phải học bổ túc kiến thức trước khi thi tuyển sinh đầu vào. Riêng những người tốt nghiệp khối ngành Tự nhiên, Kỹ thuật mà trong bảng điểm không có môn học thuộc danh sách môn học bổ túc kiến thức thì sẽ phải học bổ túc kiến thức cho môn học còn thiếu.  Danh sách các môn học bổ túc kiến thức được quy định cho từng ngành do các Khoa/Viện chuyên ngành quyết định và sẽ thông báo sau.
  2. Đối tượng được học dự thính: Các sinh viên đang theo học đại học hệ chính quy tại tất cả các Trường đại học được xét tuyển vào học dự thính khi chưa tốt nghiệp ngành học thứ nhất, cụ thể như sau:
  • Sinh viên của ĐHBK Hà Nội: có thể đăng ký học ngành thứ hai các lớp ngoài giờ hành chính từ trình độ năm thứ ba (số tín chỉ tích luỹ >= 64), có điểm trung bình tích luỹ >= 2.0 và chưa đăng ký học chương trình song bằng.

  • Sinh viên hệ đại học chính quy các trường ĐH khác: phải là sinh viên năm cuối hệ đào tạo niên chế hoặc đã ở trình độ năm thứ 4 (số tín chỉ tích luỹ >= 96) và có điểm trung bình tích luỹ >= 2.0 với hệ đào tạo tín chỉ.

      Các sinh viên học dự thính chỉ được xét học chính thức sau khi được công nhận tốt nghiệp ngành học thứ nhất.

  1. 2. Văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh
  1. Đối tượng dự thi: Những người có bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất hệ chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên đại học chính quy các trường theo quy định ở mục khoản d) mục 2.1 của thông báo này.
  2. Trình độ ngoại ngữ đầu vào: Tiếng Anh tương đương trình độ B trước đây (không cần chứng nhận).
  3. Môn thi đầu vào: Kỹ năng đọc, Kỹ năng viết (yêu cầu điểm thi cả hai môn từ 5 điểm trở lên).
  4. Đối tượng miễn thi: Những người đã có chứng chỉ quốc tế IELTS 4.5, TOEFL Institutional 477, TOEFL Computer 153, iBT 53 và TOEIC 350 trở lên, còn thời hạn công nhận tại thời điểm xét tuyển. Miễn thi đối với sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội có chứng chỉ TOIEC nội bộ từ 500 điểm trở lên còn thời hạn.
  1. HỒ SƠ VÀ CÁC MỐC THỜI GIAN
    1. 1. Phát hành hồ sơ

Hồ sơ tuyển sinh, xét tuyển, đăng ký dự thính và đăng ký học bổ túc được phát hành tại Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên (TS&CTSV), Viện Đào tạo liên tục (ĐTLT), số 94 Phố Lê Thanh Nghị, Q. Hai Bà Trưng,  Hà Nội. Điện thoại: 0243.868.0359, Hotline: 094.539.2266, email: dtlt@hust.edu.vn. Các thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn để bảo đảm chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết khi nộp hồ sơ.

  1. 2. Các mốc thời gian dự kiến cần lưu ý
STT Nội dung công việc Đợt 1 Đợt 2
1 Đăng ký dự thi và xét tuyển tháng 3/2018 tháng 9/2018
2 Học bổ túc kiến thức và ôn tập tháng 6 – 8/2018 tháng 10 – 12/2018
3 Thi tuyển tháng 8/2018 tháng 12/2018
4 Nhập học tháng 9/2018 tháng 1/2019
  1.      KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ CÁC LOẠI PHÍ
    1. 1. Kinh phí ôn tập kiến thức: Viện Đào tạo liên tục sẽ căn cứ theo nhu cầu của các thí sinh để phối hợp với các Viện chuyên môn tổ chức ôn tập kiến thức trước khi thi tuyển sinh đầu vào cho các thí sinh. Kinh phí lớp ôn tập được thu dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi căn cứ vào số lượng thí sinh thực tế đăng ký ôn tập.
    2. 2. Kinh phí học bổ túc kiến thức: Khoản kinh phí này được thu dựa trên số tín chỉ quy định của từng môn học. Mức kinh phí của một tín chỉ sẽ được quyết định căn cứ vào số lượng thực tế của lớp bổ túc kiến thức và dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi để bảo đảm các khoản chi theo quy định.
    3. 3. Lệ phí thi và xét tuyển:

Phí hồ sơ: 40.000 đ/bộ;
Lệ phí thi tuyển sinh: 350.000 đ/thí sinh;
Lệ phí xét tuyển: 300.000 đ/thí sinh.

  1. 4. Lệ phí nhập học: 200.000đ/ sinh viên (thu khi sinh viên đến làm thủ tục nhập học)
  2. 5. Học phí đào tạo: Căn cứ theo Quyết định số 149/QĐ-ĐHBK-ĐTĐH ngày 05 tháng 09 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội, mức thu học phí/một tín chỉ học phí đối với các học phần nằm trong khung chương trình đào tạo được xác định theo nhóm ngành đào tạo (đơn vị tính: nghìn đồng) được quy định trong bảng dưới đây:
Nhóm ngành 2018-2019
Cơ điện tử, Điện - Điều khiển - Tự động hoá, Điện tử - Viễn thông, Công nghệ Thông tin, Kinh tế - Quản lý, Ngôn ngữ Anh 360
Cơ khí, Cơ khí động lực, KT Hoá học, Sinh học - Thực phẩm, Kỹ thuật In, Môi trường 320
Toán tin, Vật lý Kỹ thuật, Nhiệt - Lạnh 300
Dệt may, Vật liệu, Sư phạm kỹ thuật 280

(Học phí đào tạo có thể được thay đổi theo quyết định mới nhất của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

  1.      LIÊN HỆ

Thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm trên trang thông tin của Viện Đào tạo liên tục trường ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ: http://dtlt.hust.edu.vn, FB: http://facebook.com/dtltbk, hoặc liên hệ Phòng TS và CTSV, Viện ĐTLT, số 94 Phố Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 0243.868.0359, Hotline: 094.539.2266, email: dtlt@hust.edu.vn.

TL. HIỆU TRƯỞNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

(đã ký)

PGS. Nguyễn Tiến Dũng