Xét tuyển thẳng theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn là một trong những phương thức xét tuyển tài năng của ĐHBK Hà Nội được áp dụng từ năm 2020. Phương thức xét tuyển này hướng tới những học sinh có thành tích cao trong học tập, thi cử và tham gia tích cực vào các hoạt động vì cộng đồng cũng như văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao,…

1.1. Đới với thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đạo tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. Cụ thể:  

1.1.1. Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải theo quy định trong Bảng 1.

1.1.2. Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi theo quy định trong Bảng 2.

 

1.2. Đới với thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên (riêng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, lớp 12 chỉ tính học kỳ I); Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau hoặc tương đương: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 03 nguyện vọng tương ứng với 03 chương trình đạo tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3. 
  • Ngưỡng yêu cầu điểm chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, A-LEVEL, AP, IB) 

1.3. Đới với thí sinh đăng ký theo phương thức xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ các môn Thể dục, GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau:
    1. Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ trong thời gian học THPT;
    2. Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
    3. Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
    4. Có chứng chỉ IELTS (academic) Quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý;
    5. Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
  • Trong mỗi nội dung i) hoặc ii) hoặc iii), trong 1 năm học, thí sinh chỉ được tính cho thành tích cao nhất; nội dung iv) chỉ tính 1 thành tích cao nhất.
  • Nguyện vọng đăng ký: Thí sinh được chọn tối đa 02 nguyện vọng tương ứng với 02 chương trình đạo tạo theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Việc chọn chương trình đào tạo đăng ký xét tuyển tùy thuộc vào hồ sơ năng lực của thí sinh và được quy định cụ thể ở phần sau.

1.3.1. Cách tính điểm hồ sơ năng lực

Điểm hồ sơ năng lực (HSNL) của thí sinh được đánh giá trên thang 100 điểm và được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển theo phương thức này cho từng chương trình đào tạo mà thí sinh đăng ký, cụ thể như sau:

Trong đó:

  • Điểm học lực tối đa 40 điểm, chiếm 40%
  • Điểm thành tích tối đa 40 điểm, chiếm 40%
  • Điểm phỏng vấn tối đa 20 điểm, chiếm 20%
  • Điểm thưởng tối đa 10 điểm

a) Cách tính điểm học lực:

Căn cứ vào kết quả học tập thí sinh đã khai trên hệ thống, hệ thống sẽ tính ra điểm học lực của thí sinh theo công thức mô tả dưới đây, được làm tròn 2 chữ số sau dấu phẩy. Tổ hợp được chọn này cũng quyết định học sinh được chọn những chương trình đào tạo phù hợp tương ứng trọng mục 2. Điểm học lực của thí sinh được tính như sau:

  • Đối với tổ hợp chọn xét tuyển có môn chính (môn x hệ số 2):   

  • Đối với tổ hợp chọn xét tuyển không có môn chính:

Trong đó:

            TB môn = (HKI lớp 10 + HKII lớp 10 + HKI lớp 11 + HKII lớp 11 + HKI lớp 12)/5

TB môn = (HKI lớp 10 + HKII lớp 10 + HKI lớp 11 + HKII lớp 11 + HKI lớp 12)/5

b) Cách tính điểm thành tích:

Điểm thành tích của thí sinh được tính dựa trên điểm thành tích chính cộng với điểm thành tích phụ mà thí sinh đã chọn và khai trên hệ thống. Điểm thành tích đạt tối đa là 40 điểm, nếu tổng điểm thành tích ≥ 40 thì quy về 40 điểm.

  • Điểm thành tích chính: Thí sinh chọn thành tích cao nhất đạt được trong các năm học THPT, bao gồm 1 trong 4 hạng mục quy định cụ thể trong Bảng 3 như sau:

Bảng 3. Quy định cách tính điểm thành tích chính 

Các tính điểm thành tích chính:

  • Điểm thành tích phụ: Được tính cho những thí sinh thuộc hệ chuyên, những thí sinh có chứng chỉ IELTS nhưng không sử dụng để tính điểm thành tích chính ở trên. Mức điểm về thành tích phụ được quy định trong Bảng 4 như sau:

Bảng 4. Quy định cách tính điểm thành tích phụ 

Các tính điểm thành tích phụ:

c) Cách tính điểm thưởng:

Điểm thưởng của thí sinh được tính dựa trên việc kê khai trên hệ thống về các thành tích học tập, NCKH khác chưa được tính điểm trong điểm thành tích của thí sinh và các nội dung khác được được quy định như trong Bảng 5 như sau:

Bảng 5. Quy định cách tính điểm thành thưởng

Các tính điểm thưởng: 

TT

Chương trình đào tạo

Điểm thưởng

1

BF1-Kỹ thuật Sinh học

5

2

BF2-Kỹ thuật Thực phẩm

5

3

CH1-Kỹ thuật Hóa học

5

4

EE1-Kỹ thuật Điện

5

5

ET1-Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

5

6

ET2-Kỹ thuật Y sinh

5

7

EM2-Quản lý Công nghiệp

5

8

EM3-Quản trị Kinh doanh

5

9

EM4-Kế toán

5

10

HE1-Kỹ thuật Nhiệt

5

11

ME2-Kỹ thuật Cơ khí 

5

12

MS1-Kỹ thuật Vật liệu

5

13

PH1-Vật lý Kỹ thuật

5

14

TE2-Kỹ thuật Cơ khí động lực

5

15

TE3-Kỹ thuật Hàng không

5

16

BF-E12-Kỹ thuật Thực phẩm

5

17

CH-E11-Kỹ thuật Hóa dược

5

18

EE-E18-Hệ thống điện và năng lượng tái tạo

5

19

EE-EP-Tin học công nghiệp và Tự động hóa

5

20

EM-E13-Phân tích Kinh doanh

5

21

EM-E14-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

5

22

ET-E5-Kỹ thuật Y sinh

5

23

ET-E16-Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện

5

24

ME-E1-Kỹ thuật Cơ điện tử

5

25

TE-E2-Kỹ thuật Ô tô

5

26

TROY-IT-Khoa học Máy tính-Troy (Hoa Kỳ)

5

TT

Chương trình đào tạo

Điểm thưởng

1

CH2-Hóa học

10

2

CH3-Kỹ thuật In

10

3

ED2-Công nghệ Giáo dục

10

4

EM1-Kinh tế Công nghiệp

10

5

EM5-Tài chính Ngân hàng

10

6

EV1-Kỹ thuật Môi trường

10

7

EV2-Quản lý Tài nguyên và Môi trường

10

8

FL1-Tiếng Anh KHKT và Công nghệ

10

9

FL2-Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

10

10

PH2-Kỹ thuật Hạt nhân 

10

11

PH3-Vật lý Y khoa

10

12

TX1-Kỹ thuật Dệt May

10

13

MS-E3-KHKT Vật liệu

10

14

TE-EP-Cơ khí Hàng không Việt-Pháp

10

15

ET-LUH-Điện tử Viễn thông-Leibniz Hannover (Đức)

10

16

ME-GU-Cơ khí Chế tạo máy-Griffith (Úc)

10

17

ME-LUH-Cơ điện tử-Leibniz Hannover (Đức)

10

18

ME-NUT-Cơ điện tử-Nagaoka (Nhật Bản)

10

19

TROY-BA-Quản trị Kinh doanh-Troy (Hoa Kỳ)

10

 

1.3.2. Quy định về mức điểm sàn năng lực vào vòng phỏng vấn

  • Điểm sàn năng lực để vào vòng phỏng vấn được quy định như sau:

  • Mức điểm sàn đối với tất cả các chương trình xét tuyển là: 55 điểm
  • Sau khi thí sinh hoàn tất các hạng mục đăng ký trên hệ thống, hệ thống sẽ tự động tính ra điểm sàn năng lực cho thí sinh biết. Trong trường hợp thí sinh không đủ điểm sàn năng lực để vào vòng phỏng vấn, thí sinh có thể lựa chọn lại chương trình đăng ký xét tuyển có điểm thưởng chọn ngành phù hợp cao hơn.